Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi tôm thường gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến môi trường nước ao nuôi. Một tình trạng thường xảy ra, nhất là vào mùa mưa là nước ao hồ bị đục. Khi nước ao nuôi bị đục, nhiều chất hữu cơ lơ lửng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng của tôm nuôi trong ao:
-
Ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo có lợi trong ao nuôi tôm
-
Giảm lượng oxy hòa tan trong ao, cản trở quá trình hô hấp của tôm
-
Làm giảm khả năng bắt mồi của tôm, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi.
Vậy nguyên nhân và biện pháp khắc phục ao hồ bị đục là gì, chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Nguyên nhân gây đục nước ao nuôi tôm
Có hai nguyên nhân chính: nguyên nhân tự nhiên và tác động của người nông dân.
1. Nguyên nhân tự nhiên:
- Do mưa nhiều vào mùa mưa, đất ở bờ ao bị rửa trôi lẫn vào nước ao làm cho nước ao bị đục.
- Do tôm hoạt động, sinh vật trong ao nuôi làm đục nước.
2. Nguyên nhân do người chăn nuôi tạo ra:
- Ở những ao nuôi không nạo vét ao kỹ, ao quá cạn và quạt nước quá mạnh thường nước ao dễ bị vẩn đục.
- Người nuôi thường bón vôi để tăng độ kiềm trước khi thả tôm, tuy nhiên có trường hợp bón vôi kém chất lượng, lẫn nhiều tạp chất làm nước ao nuôi bị đục.
- Cho ăn quá nhiều gây tích tụ các chất lơ lửng khó phân hủy trong ao.
Xử lý nước ao nuôi tôm bị đục
Sử dụng sản phẩm TS B52, giúp lắng các chất hữu cơ lơ lửng trong nước. Lắng phù sa do mưa, nước tôm cá bị đục hoặc các nguyên nhân gây đục khác. Cách sử dụng như sau:
+ Dùng 2kg TS B52 hòa tan với nước tạt đều trên 1000m3 nước. Trường hợp ao nuôi bị đục thì xử lý trong 2 ngày liên tục.
+ Sau khi xử lý nước đục bằng TS B52, bà con nên sử dụng thêm các loại vi sinh như: TS 01, SL POND CLEAR…. Phân hủy các chất cặn bẩn dưới đáy ao để làm sạch đáy và nước ao nuôi tôm.
Các biện pháp đề xuất để ngăn ngừa ao nuôi tôm bị đục.
- Tiến hành sên vét, đầm kỹ ao trước khi cấp nước và thả tôm.
- Nếu có điều kiện, bà con nên phủ bạc ao để hạn chế tối đa tình trạng ao bị đục vào mùa mưa.
- Khi cấp nước vào ao nuôi nên chọn nước trong kết hợp dùng màng lưới lọc các hạt lơ lửng không cho chúng xâm nhập vào ao nuôi.
- Khi bón vôi cần chọn loại vôi có chất lượng và bón với liều lượng hợp lý.
- Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp để tránh thừa thức ăn.
- Định kỳ sử dụng các chế phẩm sinh học như TS B52, TS 01, SL POND CLEAR .... để làm sạch nước hạn chế độ đục trong ao nuôi.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hỗ trợ cho bạn trong quá trình thả giống, chúc bạn bội thu!