Nếu bạn được sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thông nào đó chắc hẳn sẽ không xa lạ gì khi nghe hoặc nhìn thấy cây tầm bóp. Loại cây này thường mọc hoang ở các cánh động hoặc bờ rào trước nhà, được nhiều người vùng quê sử dụng để chế biến thức ăn trong những thời gian thực phẩm khang hiếm. Nhưng ít có ai biết rằng ngoài việc sử dụng để cải thiện bửa ăn hàng ngày thì tầm bóp còn được dùng để làm thuốc hỗ trợ sức khỏe. Vì trong cây không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có nhiều giá trị về dược học.
Cây tầm bóp hay còn được gọi là cây lồng đèn. Photo by internet
Trong khi thời buổi hiện nay, các loại rau củ quả thông dụng xuất hiện tràn lan trên thị trường có chứa nhiều dư lượng hóa chất độc hại thì tầm bóp lại trở thành món ăn “cao cấp” được nhiều tay đầu bếp nhà hàng săn lùng. Vì được sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên, mùi vị thơm ngon khi được chế biến thành món ăn và còn có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như một vị thuốc nam.
Tầm bóp được dùng để chế biến món ăn. Photo by internet
Đặc điểm chung của tầm bóp
Thei bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Tầm bóp, còn gọi là cây lồng đèn hay thù lù canh, có nơi còn gọi là bôm bốp, tên khoa học là Physalis angulata, thuộc họ Cà (Solanaceae). là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ.
Tại Việt Nam tầm bóp mọc hoang rất nhiều, người vùng quê ít ai nắm bắt được công dụng của tầm bóp nên thành ra người ta ít sử dụng tầm bóp. Loại cây này thường mọc rất nhiều ở khu vực bờ ruộng, bãi đất hoang.
Là loại cây thảo mọc hoang quanh năm, cao 50 – 90 cm, phân nhiều cành. Thân cây có góc, thường rủ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thuỳ hay không, dài 30 - 35mm, rộng 20 - 40mm; cuống lá dài từ 15 - 30mm.
Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh, dài khoảng 1 cm. Đài hình chuông, có lông, chia ra từ phía giữa thành 5 thuỳ, tràng hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi điểm những chấm màu tím ở gốc, chia 5 thuỳ.
Quả tầm bóp giống như một chiếc đèn lồng, mọng tròn và nhẵn. Quả lúc chưa chín thì có màu xanh, khi chín thì có màu đỏ nên thường được nhiều người sống ở thành phố mang về làm cảnh, trang trí sân vườn.
Quả cây tầm bóp chín có màu đỏ. Photo by internet
Dưỡng chất có trong 100g quả tầm bóp:
Năng lượng: 205kJ
Ca-lo: 49kcal
Protein: 1,5g
Cacbohydrat: 11g
Trong đó lượng đường: 3,9g
Chất béo: 0,5g
Chất xơ : 0,5g
Protein: 0,9g
Lượng nước: 81%
Khoảng chất có trong 100g quả tầm bóp:
Vitamin C: 28 mg
Lưu huỳnh: 6 mg
Kẽm: 0,1 mg
Sắt: 1,3 mg
Natri: 0,0005g
Magiê: 8 mg
Canxi: 12 mg
Phốt-pho: 39 mg
Clo: 2 mg
Công dụng của cây tầm bóp:
Tầm bóp có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khi đàm, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết vì tầm bóp có vị đắng, tính mát và không độc.
Thân cây tầm bóp được dùng để điều trị nhọt vú, đinh độc, đau bùi dái, rễ cây tầm bóp được kết hợp với nhiều vị thuốc khác để điều trị bệnh tiểu đường.
Quả tầm bóp có vị chua, tính bình nên có tác dụng lợi tiểu và tiêu đờm.
Những bài thuốc hay từ cây tầm bóp
Tầm bóp được dùng để làm thuốc chưa bệnh. Photo by internet
Bài thuốc trị tiểu đường từ rễ cây tầm bóp
30-40g rễ cây tầm bóp, 1 quả tim lợn, chu sa 1g. Chế biến bằng cách nấu nhừ và ăn nước lần cái trong ngày.
Bài thuốc trị cảm mạo với cây tầm bóp
Khi gặp cảm mạo với triệu chứng yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt, nôn nấc lấy 20 – 40g tầm bóp khô sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần uống.
Bài thuốc trị nhọt vú, đinh độc, đau bìu dái từ cây tầm bóp
Tầm bóp tươi 40 – 80g giã vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên chỗ sưng đau hoặc nấu nước rửa, hoặc lấy quả tầm bóp giã đắp lên vùng đau ngày 1 lần.
Bài thuốc trị ho có đờm từ quả cây tầm bóp
30 – 40g quả tầm bóp sắc nước ống nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc trị thủy thũng từ quả cây tầm bóp
40 – 60g quả tầm bóp sắc nước uống nhiều lần trong ngày.
Trên đây là một số thông tin thú vị về loại cây mọc hoang dại này, bạn thấy đây! Tuy mọc hoang dại nhưng công dụng lại tuyệt vời hơn những loại rau củ quả bẩn được bày bán trên thị trường rất nhiều.
>> Bạn có thể xem thêm bài viết: Những thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh ung thư