Dầu ăn có rất nhiều loại, mỗi loại có một đặc điểm khác nhau như về thành phần, công dụng hay điểm bốc khói… Vì thế phải sử dụng dầu ăn đúng cách để bữa cơm thêm ngon hơn, hay xử lý, thải bỏ khi dầu không còn sử dụng được nữa nhằm đảm bảo sức khỏe của bạn và những thành viên trong gia đình.
Cách sử dụng dầu cho món chiên ngập đúng cách
Có rất nhiều chị em nội trợ sử dụng dầu cho món chiên ngập theo cách cho dầu vào chảo, đợi dầu sôi, bốc khói rồi mới bỏ thực phẩm vảo chiên. Nhưng nếu sử dụng dầu cho món chiên ngập đúng cách là để cho chảo nóng, sau đó mới rót dầu và cho ngay thực phẩm cần chiên vào. Đối cới các món chiên ngập, nên chọn loại dầu có điểm bốc khói cao để hạn chế phát sinh các chất độc hại trong quá trình chiên. Bạn có thể sử dụng loại dầu “cooking oil” chuyên để chiên xào. Dầu này là hỗn hợp nhiều loại dầu trộn lại, sao cho có điểm bốc khói cao, no hay không no đều đủ cả, tuổi thọ lâu hơn.
Sử dụng dầu cho món chiên ngập đúng cách. Photo by internet
Cách sử dụng dầu cho món xào và trộn đúng cách
Loại dầu phù hợp cho món xào và món trộn là dầu đậu nành và đậu phộng, hai loại dầu có nhiều chất béo không no. Hay bạn có thể sử dụng dầu ô liu virgin, loại dầu này có nhiều chất no đơn tốt cho sức khỏe hơn dầu đậu nành.
Vì sao trong quá trình làm nóng, dầu ăn lại bốc khói?
Dầu ăn bốc khói là do chị em nội trợ đun nóng đến “điểm bốc khói”, dầu ăn bị bốc khói là dấu hiệu của dầu sắp cháy. Mỗi loại dầu ăn có một “điểm bốc khói” khác nhau. Điểm bốc khói của dầu ăn càng cao thì dầu càng chịu được nhiệt độ cao.
Lấy ví dụ cụ thể như sau: Điểm bốc khói của dầu hạt cải là 2420°C, dầu hướng dương là 2400°C, dầu đậu nành là 2320°C, dầu đậu phộng là 2320°C, dầu cọ là 2300°C, dầu olive tinh luyện là 2250°C…
Làm nóng dầu ăn đến bốc khói rồi mới chế biến thức ăn có tốt hay không?
Câu trả lời là không. Vì Khi dầu đạt điểm bốc khói, rất nhiều các chất dinh dưỡng bị phá hủy, đôi khi hình thành các hợp chất có hại cho sức khỏe như peroxide, thậm chí những chất gây ung thư.
Dầu ăn bị bốc khói trong quá trình làm nóng. Photo by internet
Có nên tái sử dụng lại dầu ăn hay không?
Đối với dầu đã qua sử dụng một lần nếu số lượng nhỏ thì bạn có thể thải bỏ, nhưng đối với số lượng dầu qua sử dụng lớn thì bạn có thể tái sử dụng lại khoảng 2 lần là đủ. Nhưng lưu ý phải lọc sạch những chất cặn của thực phẩm ở quá trình sử dụng trước. Dầu ăn đã qua sử dụng 2 lần thì nên loại bỏ vì khi sử dụng lại quá nhiều lần thì điểm bốc khói của dầu ăng ngày càng giảm, dầu trở nên đặc hơn, màu sẫm lại, có mùi khét. Đó là dấu hiệu cho thấy dầu đã bị biến chất, nếu sử dụng sẽ có nguy cơ ung thư rất cao.
Xử lý dầu ăn đã qua sử dụng đúng cách
Như phần trên Ana đã nói, dầu ăn đã qua sử dụng nhiều lần cần phải thải bỏ chứ không nên tiếc của mà tái sử dụng sẽ gây hại cho cơ thể. Nhưng thải bỏ dầu ăn cũng phải đúng cách, nếu thải bỏ dầu ăn bừa bãi sẽ gây ra nhiều vấn đề cho hệ thống thoát nước hay bể gom dầu mỡ thừa của bạn.
Có nhiều chị em nội trợ sau khi chế biến thức ăn xong, dư ra một lượng dầu mỡ thừa đã đổ tất cả lượng dầu mỡ thừa này xuống bồn rửa bát rồi xả nước nhằm thải bỏ dầu mỡ thừa ra bên ngoài, Hay mang vào nhà vệ sinh vào đổ thẳng xuống đường ống thoát nước trong nhà vệ sinh mà không hay biết rằng dầu mỡ thừa có tính bám dính rất cao. Nếu thói quen này cứ lặp đi, lặp lại nhiều lần khiến cho tình trạng tắc bồn rửa bát hay đường ống thoát nước bị tắc ảnh hưởng đến quá trình nội trợ của chị em, cũng như quá trình sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Vậy phải xử lý dầu ăn thừa như thế nào? Hay cách xử lý ống thoát nước bị tắc khi bị dầu mỡ bám đóng như thế nào? Ana sẽ chia sẽ cho bạn những giải pháp hợp lý nhất, hãy cùng theo dõi tiếp phần thông tin dưới đây.
Cách xử lý dầu ăn thừa sau khi qua sử dụng
Chị em nội trợ có thể xử lý lượng dầu mỡ thừa bằng cách cho vào túi nylon và đặt chúng vào trong sọt rác để đội vệ sinh môi trường xử lý.
Chị em nội trợ có thể xây một bể gom dầu mỡ thừa ở phía sau ngôi nhà, sau đó cho dầu mỡ thừa vào bể thu gom mỡ. Trong quá trình thải bỏ dầu mỡ thừa vào bể thu gom, chị em cần kết hợp sử dụng chế phẩm vi sinh EcoblockTM bằng cách treo chế phẩm này vào bể thu gom mỡ, các vi sinh vật trong EcoblockTM sẽ phân hủy dầu mỡ thừa bên trong bễ thu gom mỡ.
Đối với trường hợp bồn rửa bát bị tắc nghẽn do dầu mỡ bám đóng quá nhiều trong đường ống thoát nước, thì để xử lý tắc bồn rửa bát chị em cần bổ sung trực tiếp một lượng chế phẩm vi sinh EcoCleanTM L100F (dạng lỏng) hoặc EcoCleanTM Clog Away (dạng bột) vào đường ống thoát nước của bồn rửa bát. Đây là những dòng vi sinh ăn mỡ được các giáo sư bên hóa kỳ phân lập để xử lý dầu mỡ thừa. Các vi sinh vật sẽ xâm nhập vào trong đường ống và phân hủy dầu mỡ thành nước và CO2 bằng cách ăn lượng dầu mỡ thừa bám đóng bên trong đường ống, giúp đường ống thoát nước dễ dàng được thông tắc, các vi sinh vật này sau khi ăn dầu mỡ xong chúng sẽ tự tăng sinh khối nên đảm bảo số lượng vi sinh bên trong đường ống sẽ tiếp tục hoạt động, lợi dụng đặc tính này mà đường ống thoát nước của bạn được đảm bảo thông thoáng trong thời gian lâu dài.
Chế phẩm vi sinh xử lý dầu mỡ EcoCleanTM
Để tìm hiểu thêm thông tin về những chế phẩm này bạn có thể liên hệ đến Hotline: 0906 960 177 để được chuyên viên tư vấn trực tiếp và miễn phí.
Trên đây là những chia sẽ mà Ana muốn gửi đến bạn đọc cũng như các chị em nội trợ trong quá trình sử dụng hay xử lý dầu mỡ thừa cần phải đúng cách để bảo vệ sức khỏe của mình và các thành viên trong gia đình. Cảm ơn đã theo dõi bài viết!