Bệnh sán chó ở người do ký sinh trùng từ thú nuôi bị lây nhiễm sang cơ thể người và thường ít có triệu chứng rõ ràng.
Triệu chứng của bệnh sán chó
Sán chó là một loại ký sinh trùng có dạng hình tròn gần giống như giũn đũa ở người có tên gọi khoa học là Toxocara canis. Cả người lớn và trẻ em (có nguy cơ cao hơn) đều có thể bị nhiễm sán chó do quá trình tiếp xúc với thú nuôi như âu yếm, nô đùa, ôm hôn,...
Sán chó thường ký sinh ở khu vực đường ruột của chó, khi chó đi vệ sinh sẽ phát tán những con ký sinh trùng này dạng đốt hoặc ấu trùng và trứng. Chúng dính lên lông, chân và các bộ phận khác của cơ thể. Lúc trẻ âu yếm và chơi đùa với chó sẽ rất dễ bị lây nhiễm và trong cơ thể.
Sán chó sẽ đi vào cơ thể người theo đường ăn uống, sau đó chúng sẽ ký sinh tại đường ruột. Ký sinh này có thể đi vào đường máu và lan qua các khu vực khác của cơ thể như não, gan, phổi, mắt,...
Thông thường người bị nhiễm sán chó không có các biểu hiện cụ thể. Nhưng sẽ có các dấu hiệu chung chung như mệt mỏi, đau bụng, khó tiêu, chán ăn, ngứa ngáy cơ thể, có thể sốt và ho,...Sán chó sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu như xâm nhập được vào khu vực như gan, phổi hay mắt. Nếu sán chó tới được khu vực giác mạc có thể khiến cho người bị bệnh sẽ mù lòa.
Đa số trường hợp bị nhiễm sán chó thường bị nổi những cục u nhỏ dưới da. Đây là khu vực sán ký sinh khi được máu đưa tới. Bệnh sán chó nếu không được điều trị sớm rất có thể gây tử vong.
Cách phòng bệnh sán chó
Trứng và ký sinh trùng sán chó có thể ở trong máu nhiều năm dó đó người bị bệnh cần phải thường xuyên xét nghiệm máu và tìm ra kháng thể chống lại sán chó. Tùy vào tình trạng bị bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương thức điều trị phù hợp. Trong những trường hợp sán chó tiếp cận các khu vực nhạy cảm như mắt cần phải thực hiện phẫu thuật kịp thời.
Nếu không phòng ngừa thì một người bình thường có thể bị nhiễm sán chó nhiều lần. Cách tốt nhất đó chính là phòng tránh bệnh sán chó.
Thực hiện rửa tay vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng sau khi chơi cùng chó. Nếu như nhà bạn có thú nuôi cần cho chúng đi uống thuốc tẩy sán thường xuyên theo định kỳ. Tắm rửa cho chó hằng tuần nhất là sau khi chúng đi chơi từ bên ngoài về.
Không để chó phóng uế lung tung, cần chôn lấp phân của chúng sau khi đi vệ sinh xong. Vì đây là căn bệnh ngày càng phổ biến vì vật nuôi ngày càng được ưa chuộng, hãy phổ biến kiến thức về bệnh sán chó cho người thân để tránh trường hợp xấu nhất.
Ana t/h
[Đọc thêm: Đau mắt đỏ lây qua đường nào và cách phòng tránh]