Khí hậu nước ta thay đổi thất thường, đặc biệt thời điểm tiết trời chuyển giao từ đông sang xuân là thời điểm trẻ em bị mắc bệnh nhất. Các bố mẹ hãy cùng tìm hiểu những loại bệnh thường gặp ở trẻ khi tiết trời giao mùa để phòng ngừa và điều trị hợp lý.
Bệnh suyễn
Gây mệt mỏi cho cả người lớn và trẻ em, bệnh suyễn là một trong những căn bệnh thường gặp vào mùa đông – xuân. Bệnh xảy ra ở những trẻ em thường bị các bệnh dị ứng da, ngứa ngày, nỗi mề đay… Khi trẻ mắc bệnh sẽ có biểu hiện khó thở khiến trẻ có cảm giác bực bội, hai cánh muỗi thở phập phồng, tím môi, có cảm giác lo lắng.
Bệnh viêm Amidan
Một chứng bệnh khá phổ biến mỗi khi giao mùa làm các bé đau cổ họng rất nhiều. Khi bị viêm amidan cấp, trẻ thường bị sốt cao từ 39-40 độ, họng đau rát, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi, khó nuốt và hay chảy nước miếng nhiều. Bệnh này cần được điều trị sớm tránh để xảy ra các biến chứng khó chữa.
Bệnh tiểu phế quản
Bệnh này không chỉ gặp ở trẻ em mà cả người trưởng thành lẫn người già mắc phải. Bệnh thường xuất hiện sau khi thời tiết chuyển mùa, có biểu hiện viêm họng và mũi. Bệnh không nguy hiểm nhưng các cha mẹ cũng đừng chủ quan. Nếu để bệnh kéo dài quá lâu và không có cách điều trị đúng cách, trẻ rất dễ chuyển sang biến chứng bội nhiễm vi trùng làm viêm phế quản phối, cực kỳ nguy hiểm.
Bạn có thể xem thêm bài viết: Triệu chứng bệnh viêm phổi ở trẻ và phương pháp điều trị
Bệnh viêm V/A
Sốt cao, sổ mũi, ban đầu nước muỗi loãng dần về sau trở nên nhầy đặc là biểu hiện của bệnh viêm V/A. Các Cha mẹ hãy bổ sung vitamin C cho trẻ, tìm cách làm sạch muỗi cho trẻ.
Bệnh viêm họng cấp
Triệu chứng dễ dàng nhận thấy ở trẻ mắc bệnh là khàn tiếng, đau họng kèm theo sốt (cao). Bệnh này do vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A. Ngoài ra bệnh còn gây đau nhức xương khớp nhiều.
Bệnh viêm mũi
Mỗi khi thời tiết giao mùa thay đổi, nếu tình cờ thấy mũi trẻ đỏ lên và trẻ hay dùng tay ngoáy mũi hoặc hắt xì nhiều lần thì có khả năng cao trẻ đã bị viêm mũi. Ngoài ra, khi bệnh thân nhiệt sẽ tăng tới 39 độ, ban ngày lừ đừ, ban đêm khó ngủ dễ quấy khóc. Mũi chứa nhiều chất dịch.
Bệnh cúm và cảm mạo
Đây là một chứng bệnh không nguy hiểm nhưng cũng đủ làm trẻ quấy phá mệt mỏi. Các dấu hiệu thường thấy là nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho và sốt (cao). Điều quan trọng, đây là chứng bệnh của hầu hết các trẻ em mà các bệnh viện nhi phải điều trị vào những thời điểm cuối năm.
Vậy biện pháp phòng và điều trị bệnh cho trẻ em khi thời tiết giao mùa là gì?
Các cha mẹ cần phải giữ ấm cho trẻ đặc biệt là vào buổi sáng và buổi tối đó là việc cần làm đầu tiên. Cần bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ, các loại vitamin từ trái cây là nguồn dinh dưỡng tự nhiên nhất kết hợp với các loại khoáng chất sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, cần hạn chế sử dụng thuốc tây khi trẻ bị bệnh. Đồ chơi của trẻ cần được vệ sinh với nước rửa đồ chơi trẻ em nhằm ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập khi trẻ ngậm đồi chơi vào miệng. Không được cho trẻ bú tay hay ngoáy mũi dễ làm vi khuẩn xâm nhập và lan rộng, diệt vi khuẩn ở những khu vực bé thường hay sinh hoạt bằng thuốc xịt khử trùng không khí.
Tìm ngừa đủ liều lượng để phòng bệnh cho trẻ
Khi bị bệnh, các mẹ nên pha loãng thức ăn để giúp trẻ dễ ăn, hấp thụ đủ nước như súp, cháo, sữa… Lưu ý phải cung cấp đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết, bột đường, béo, đạm, rau và trái cây. Phân chia phù hợp để tăng độ hấp dẫn cho trẻ.
Trên đây là một số lưu ý trong việc phòng bệnh và điều trị cho trẻ trong thời tiết giao mùa. Một gia đình khỏe mạnh là một gia đình hạnh phúc.