“Đã là nhà vệ sinh thì đừng để mất vệ sinh”, đó là câu “thần chú” để Ana có động lực dọn dẹp, vệ sinh cho nhà vệ sinh mỗi khi thói lười biến lại xuất hiện. Thực sự giữ nhà vệ sinh luôn sạch là việc cần làm vì nó hạn chế được rất nhiều loại vi khuẩn có thể gây hại đến sức khỏe của bạn và các thành viên trong gia đình. Việc làm sạch nhà vệ sinh cũng không đến nỗi nhàm ngược lại còn rất thú vị nếu như bạn thực hiện bài bản theo từng bước. Để Ana giúp bạn làm sạch nhà vệ sinh từ A - Z chỉ với vài thao tác đơn giản, giúp bạn biến công việc nhàm chán này trở nên thú vị hơn.
Làm sạch nhà vệ sinh chưa bao giờ thú vị hơn như thế này. Photo by internet
Để tiến hành công việc làm sạch cũng như loại bỏ mùi hôi nhà vệ sinh, bạn nên dọn dẹp, quét sơ qua mặt sàn nhà nhằm loại bỏ bớt bụi bẩn trên sàn và rác có trong nhà vệ sinh. Trang bị cho mình một đôi găng tay cao su giúp bảo vệ đôi tay của bạn trong lúc lau dọn. Đừng quên những vật dụng và chất để cọ rửa, lau chùi.
Bước 1: Vệ sinh gương
Hơi nước đọng lại lâu ngày sẽ có vết mờ đục trên gương. Bạn có thể sử dụng một ít nước Coca Cola, thấm ướt một chiếc khăn vải mềm lau chùi trên gương các vết ố bẩn trên gương sẽ nhanh chóng được loại bỏ.
Bước 2: Làm sạch bồn rửa mặt
Bạn hãy pha nữa chén giấm trắng + 2 thìa cà phê baking soda và một ít nước rửa bát vào một chiếc thau nhỏ. Trộn đều hổn hợp này lên, sử dụng một miếng bọt biển thấm hổn hợp này rồi lau chùi bồn rửa mặt giúp làm sạch và diệt khuẩn cho bồn rửa mặt.
Bước 3: Tẩy sạch các vết ố của bồn cầu
Bồn cầu sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện các vết ố vàng, để tẩy vết ố nhà vệ sinh bạn cần cho nước Coca vào bên trong bồn cầu, dùng cọ để cọ sạch những vết ố, tập trung vào phần rìa trong thành bồn cầu và dưới đáy phần ống xả.
Sau khi hoàn thành những công việc trên bạn đậy nắp bồn cầu và đợi khoảng 15 phút, sau đó xả nước bồn cầu.
Bước 4: Xử lý hầm cầu bị đầy
Hầm cầu bị đầy sẽ gây ra các vấn đề cho nhà vệ sinh của bạn, điển hình như làm cho bồn cầu bị đầy và không xả được nước, các chất thải bên dưới hầm cầu không phân hủy kịp bốc mùi ngược lên bồn cầu khiến nhà vệ sinh bị ám mùi hôi.
Xử lý hầm cầu bị đầy bằng vi sinh chưa bao giờ đơn giản như thế này. Photo by Moitruongdeal
Để xử lý hầm cầu bị đầy, bạn chỉ cần bổ sung vào bồn cầu một lượng chế phẩm vi sinh EcoCleanTM Septic bằng cách đổ trực tiếp chế phẩm vi sinh EcoCleanTM Septic vào bồn cầu hoặc hầm tự hoại, sau đó xả nhẹ nước. Các vi sinh trong chế phẩm sẽ theo nước trôi xuống hầm tự hoại giúp xử lý chất thải bên dưới hầm tự hoại thành nước và CO2. Chế phẩm vi sinh là những cá thể sống nên chúng có khả năng phân bào, tăng sinh khối sau mỗi lần phân hủy chất thải, vì thế số lượng vi sinh dưới hầm tự hoại lúc nào cũng đảm bảo nên các chất thải bên dưới hầm tự hoại lúc nào cũng được xử lý. Bạn không còn phải lo lắng các chất thải bên dưới hầm tự hoại bị đầy nữa.
Bước 5: Làm sạch đường vữa gạch
Các đường vữa giữa các viên gạch lâu ngày sẽ bị đen và ẩm mốc. Sử dụng baking soda và bàn chải để làm sạch vết bẩn ở vị trí này, sau đó làm sạch lại với nước lạnh.
Trước và sau khi làm sạch đường vữa gạch. Photo by internet
Bước 6: Vệ sinh trần nhà
Trần nhà rất ít khi được làm sạch, nên đây là một trong những vị trí thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi. Để làm sạch trần nhà bạn là chỉ cần thấm giấm vào cây cọ lau trần rồi quét dọn là trần nhà đã sạch rồi.
Bước 7: Lau sàn nhà vệ sinh
Sau khi bạn đã làm sạch những thứ “lặt vặt” trong nhà vệ sinh thì hãy bắt đầu làm sạch sàn nhà. Những gì bạn cần là một hỗn hợp nửa lít nước và 2 thìa ammoniac. Thấm ướt khăn trong hỗn hợp và lau sàn, nhớ chùi kĩ ở những góc tường và khe giữa 2 gạch. Lau lại sạch với nước và để mở cửa phòng cho thoáng khí.
Làm sạch nhà vệ sinh từ A - Z chỉ với vài thao tác đơn giản như trên đảm bảo vi khuẩn sẽ không thể bám trong phòng bạn lâu dài được, sức khỏe của bạn và các thành viên trong gia đình nhờ vậy mà tốt hơn. Chúc bạn thành công!